Tín ngưỡng ở Thành phố Hồ chí Minh trong chương trình Lịch sử Địa phương 10

Chuyên đề này giới thiệu một số nội dung liên quan đến tín ngưỡng tiêu biểu của dân tộc, được gìn giữ và phát triển ở phương Nam, quy tụ lại ở Sài Gòn, góp phần tạo nên một nét văn hóa, tôn giáo của Thành phố Hồ Chí Minh;

Ngoài ra còn phân tích, chỉ ra cho các em tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề mới, như sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch núp bóng tôn giáo, tín ngưỡng, nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo Việt Nam

Ở TPHCM, có những ngôi đình không chỉ chứa đựng giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị di sản văn hóa phi vật thể về tập quán thờ cúng, tưởng nhớ người có công mà còn chứa đựng cả giá trị lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn có những hoạt động sống động thường xuyên tại đình, tái hiện những sinh hoạt vốn có từ xa xưa của các ngôi đình như tập luyện võ nghệ, truyền bá kiến thức và thực hành y học cổ truyền dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng về ca nhạc dân tộc, diễn xướng dân gian…ngôi đình vốn thân quen, nhưng lứa tuổi các em học sinh cấp 3 hiện nay không được tiếp xúc, tìm hiểu nhiều về đình, Chùa, đền nên không nắm được, không hiểu rõ ý nghĩa của các nhân tố này. Trong hoàn cảnh xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, người dân đang có xu hướng trở về với những giá trị truyền thống trong các loại hình tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ các anh hùng dân tộc, thờ mẫu…,là biểu hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.  Chủ đề này đã giải thích, kết hợp Giáo viên và giáo viên các môn khác làm cho các em có cái nhìn rõ hơn, tang sự hiểu biết về kiến thức xã hội cũng như có những hành vi, thói quen, chuẩn mực khi tới từng nơi cụ thể như đình, chùa, đền và phân biệt được mục đích của đình, chùa, đền là gì, giống, khác nhau ra sao.

Ngoài giới thiệu các giá trị văn hóa tín ngưỡng; thông qua chuyên đề này, các em còn hiểu được đâu là tín ngưỡng, đâu là mê tín và những quy định về bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa của tín ngưỡng bằng các điều luật, văn bản quy phạm pháp luật, từ đó có cách nhìn nhận, cư xử phù hợp, góp phần định hình thói quen cư xử với tôn giáo và văn hóa của địa phương (thành phố ) để những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống trong tín ngưỡng được duy trì, phát huy, được thực hành sống động trong xã hội hiện đại, góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân; mặt khác hạn chế dần những mặt tiêu cực nảy sinh, đưa sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội trở lại với những giá trị thực trên cơ sở bảo lưu những giá trị đã có và bổ sung thêm những giá trị mới.

Chủ đề này còn tạo ra các hoạt động khám phá, tự tìm hiểu cho các em, giúp các em chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản, tạo hứng thú cho các môn học khác như văn học, lịch sử; tôn giáo du nhập, tín ngưỡng hình thành ở Việt Nam từ rất sớm, được người dân đón nhận bởi những giá trị nhân bản mà tôn giáo mang lại phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trải qua chiều dài lịch sử dân tộc, tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng dân tộc, mà biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị đạo đức, văn hóa.

Cuối cùng, chuyên đề này góp phần giáo dục các em một phần về Quốc phòng an ninh thông qua hoạt động tín ngưỡng tôn giáo: phân tích, chỉ ra cho các em tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề mới, như sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch núp bóng tôn giáo, tín ngưỡng, nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo Việt Nam

Nguồn: Trường THPT Sài Gòn

-->