Trường THPT Sài Gòn giới thiệu về danh sách trong Python 

Trong chương trình tin học lớp 10 – Python, một danh sách (list) là một chuỗi các giá trị. Trong kiểu dữ liệu chuỗi, các giá trị là các ký tự. Trong khi đó, với kiểu danh sách, các giá trị có thể có bất cứ kiểu dữ liệu nào. Mỗi giá trị trong danh sách được coi là một phần tử

I. Tạo danh sách:
Để tạo danh sách bạn chỉ cần xác định các phần tử giữa hai dấu ngoặc vuông đóng và mở []. Ví dụ danh sách tạo danh sách a và b như sau. Mỗi phần tử trong danh sách đều có kiểu riêng như string, float, hay là int
a_1 = [1, 2, 3]  # danh sách chứa các số nguyên

print(a_1)

# kết quả :[1, 2, 3]

b_1 = [‘dammi’, ‘ammi’, ‘helmi’]  # danh sách chứa các chuỗi

print(b)

# kết quả : [‘dammi’, ‘ammi’, ‘helmi’]

c_1 = [‘hello world’, 1, 100.78]  # danh sách chứa các phần tử có giá trị bất kỳ

print(c)
# kết quả : [‘hello world’, 1, 100.78]

1.Danh sách lồng nhau

Mỗi phần tử cũng có thể có kiểu dữ liệu danh sách, khi đó một danh sách có thể có nhiều danh sách con lồng nhau.
# Danh sách sau chứa một danh sách con là 6300, 402]

list = [‘dammi’, 7.1, 9, [600, 402]]
print(list)
# kết quả : [‘dammi’, 7.1, 9, [600, 402]]

2.Danh sách rỗng

Một danh sách không có thể phần tử, gọi là danh sách rỗng.

list = []

print(list) #Danh sách rỗng không hiển thị kết quả

3.Truy cập các phần tử trong danh sách

Cú pháp truy xuất từng phần tử trong danh sách giống hệt với kiểu dữ liệu chuỗi. Vị trí index của mỗi phần tử cũng tính từ 0 và danh sách cũng có index âm bắt đầu là -1 tính từ cuối danh sách trở xuống.

Tương tự giống chuỗi, bạn có thể truy cập một dãy các phần tử trong danh sách với cú pháp list [index 1: index 2] với index1, index2 là vị trí index khởi đầu và kết thúc. Nếu index1 và index2 bị khuyết thì sẽ lấy mặc định index1 là 0, index2 là chiều dài danh sách.

list = [‘d’,’a’,’m’,’m’,’i’,’o’]

print(list[1]) #Kết quả: a

print(list[1]) #Kết quả: o

print(list[1:3]) #Kết quả: [‘a’, ‘m’]
print(list[:3]) #Kết quả: [‘d’, ‘a’, ‘m’]

4.Toán tử in

Toán tử in trong hoạt động với danh sách dùng để dò tìm xem phần tử cho trước có xuất hiện trong danh sách hay không.
list = [‘dammio’, ‘abc’, ‘john’]

print(‘dammio’ in list) #Kết quả: True

print(‘xyz’ in list) #Kết quả: False

Bạn cũng có thể sử dụng toán tử in để duyệt danh sách trong vòng for như sau.
list = [‘dammi’, ‘abcdef’, ‘johny’]

for y in list:

    print(y)

5.Toán tử +, toán tử *

Toán tử cộng cho phép cộng hai danh sách với nhau.
a = [1, 2, 3]

b = [4, 5, 6]

c = a + b

print c #Kết quả: [1, 2, 3, 4, 5, 6]

Tương tự toán tử * giúp lặp lại các phần tử trong mảng theo số lần cho trước.
a = [0] * 4
print(a) #Kết quả: [0, 0, 0, 0]

b = [1, 2, 3] * 3

       print(b) #Kết quả: [1, 2, 3, 1, 2, 3, 1, 2, 3]

II.Các phương thức danh sách

Phần này sẽ liệt kê một số phương thức áp dụng cho danh sách.

1.Phương thức append
Phương thức này sẽ chèn 1 phần tử vào cuối danh sách.
t = [‘a’, ‘b’, ‘c’]
t.append(‘d’)
print(t)  # [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’]

2.Phương thức extend

Phương thức này sẽ chèn nhiều phần tử ở cuối danh sách
t1 = [‘a’, ‘b’, ‘c’]

t2 = [‘d’, ‘e’]

t1.extend(t2)

print(t1) #Kết quả: [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, ‘e’]
3.Phương thức sort

Phương thức này sẽ sắp xếp danh sách theo thứ tự phần tử từ thấp đến cao, đối với kiểu chuỗi thì sắp theo thứ tự alphabet.
t = [‘d’, ‘c’, ‘e’, ‘b’, ‘a’]

t.sort()

print(t)  #Kết quả: [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, ‘e’]

4.Phương thức pop

Có nhiều cách để xóa phần tử trong danh sách, phương thức đầu tiên là pop(). Phương thức này chỉ có 1 đối số chính là vị trí index cần xóa trong danh sách.

  t = [‘a’, ‘b’, ‘c’]

x = t.pop(1)  # Xóa phần tử vị trí index = 1

print(t) #Kết quả: [‘a’, ‘c’]

print(x) #Kết quả: b

5.Toán tử del

Bạn cũng có thể dùng toán tử del để xoá một phần tử trong list theo vị trí index. Nếu bạn không muốn lấy giá trị của phần tử đã xoá bạn hãy dùng toán tử del.
t = [‘q’, ‘b’, ‘e’]

del t[1]

print(t) #Kết quả: [‘q’, ‘e’]

Bạn cũng có thể xóa phần tử theo vị trí đầu và vị trí cuối.
t = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, ‘e’]

del t[1:3]

print(t) #Kết quả: [‘a’, ‘d’, ‘e’]

6.Phương thức remove()

Nếu bạn muốn xóa giá trị phần tử thì có thể dùng phương thức remove(). Giá trị trả về của remove() là None.

t = [‘a’, ‘b’, ‘c’]

t.remove(‘b’) #Xóa phần tử có giá trị là b

print(t) #Kết quả: [‘a’, ‘c’]

Trường THPT Sài Gòn hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 10 học tốt môn tin học.

-->