Trong Python, hàm là một nhóm các hàm có liên quan với nhau được sử dụng nhằm hoàn thành một tác vụ, công việc cụ thể nào đó. Hàm giúp phân chia chương trình Python thành những mảng/phần/mô-đun nhỏ hơn. Khi chương trình Python quá lớn, bạn cần điều chỉnh, sử dụng các hàm giúp chương trình có cấu trúc và dễ dàng sử dụng hơn.
Hàm cũng có một tác dụng rất quan trọng nữa là hạn chế việc phải lặp lại code để thực hiện những thao tác giống nhau, giúp code nhanh hơn và có thể tái sử dụng.
II.Cú pháp của hàm Python
def ten_ham(các tham số/đối số):
“””Chuỗi văn bản để mô tả cho hàm (docstring)”””
Các câu lệnh
1.Về cơ bản, một định nghĩa hàm Python sẽ bao gồm các thành phần sau:
a. Từ khoá def: Đánh dấuu sự khởi đầu của tên hàm.
b. Ten ham: Là định danh duy nhất dành cho hàm. Việc viết tên hàm phải tuân thủ theo quy tắc đặt tên và định danh trong Python
c. Các tham số/đối số: Chúng ta truyền giá trị cho hàm bằng các tham số này. Chúng là tuỳ chọn
d.Dấu hai chấm (:): Đánh dấu sự chấm dứt của tiêu đề hàm.
e.Docstring: Chuỗi văn bản tùy chọn để mô tả chức năng của hàm.
f.Các câu lệnh: Một hoặc nhiều lệnh Python hợp lệ tạo nên khối lệnh. Các lệnh đều phải có cùng một mức thụt đầu dòng (thông thường là 4 khoảng trắng).
g. Lệnh return: Lệnh này là tùy chọn, dùng khi cần trả về giá trị từ hàm
2.Cách thức làm việc của hàm trong Python:
Ví dụ về hàm Python
Dưới đây là một định nghĩa hàm đơn giản, bao gồm tên hàm, tham số của hàm, định nghĩa hàm và một câu lệnh:
def chao(ten):
“””Hàm này dùng để chào một người được truyền vào như một tham số”””
print(“Xin chào, ” + ten + “!”)
III. Gọi hàm trong Python
Khi một hàm đã được định nghĩa, bạn có thể gọi nó từ một hàm khác, chương trình khác hoặc ngay tại cửa sổ lệnh. Để gọi hàm chúng ta chỉ cần gõ tên hàm với những tham số phù hợp là được.
Ví dụ để gọi hàm chao() vừa định nghĩa bên trên, ta gõ lệnh sau ngay tại dấu nhắc:
>>> chao (“uCode.vn”)
Ta sẽ nhận được kết quả như sau:
>>>chao (“uCode.vn”)
Xin chào, uCode.vn!
>>>
1. Đoc string trong Python
Chuỗi đầu tiên ngay sau tiêu đề hàm được gọi là docstring (documentation string), nó được dùng để giải thích chức năng cho hàm. Mặc dù docstring là không bắt buộc, nhưng việc bạn giải thích ngắn gọn về chức năng của hàm sẽ giúp người dùng sau, thậm chí là bạn, khi gọi hàm có thể hiểu ngay hàm sẽ làm gì mà không cần phải tìm lại định nghĩa hàm để xem xét.
Việc bổ sung tư liệu cho code là một thói quen tốt. Chẳng có gì chắc chắn là sau 1 vài tháng quay về bạn hiểu một cách tường tận, rõ ràng đoạn code đã viết trước đó mà không có sai sót cả.
Trong ví dụ bên trên chúng ta có một docstring ngay bên dưới tiêu đề hàm. Docstring thường được viết trong cặp 3 dấu ngoặc kép. Chuỗi này sẽ xuất hiện như một thuộc https://www.traditionrolex.com/26tính doc của hàm.
Để kiểm tra docstring của hàm chao() bên trên, bạn nhập code sau và chạy thử nhé:
print (chao.__doc__)
Đây là kết quả:
Hàm này dùng để chào một người được truyền vào như một tham số
>>>
2.Lệnh return trong hàm Python
Lệnh return thường được dùng để thoát hàm và trở về nơi mà tại đó hàm được gọi.
Cú pháp của lệnh return:
return [danh_sach_bieu_thuc]
Lệnh này có thể chứa biểu thức được tính toán và giá trị trả về. Nếu không có biểu thức nào trong câu lệnh hoặc không có lệnh return trong hàm thì hàm sẽ trả về None.
**Ví dụ về lệnh return: **
def gia_tri_tuyet_doi(so):
“””Hàm này trả về giá trị tuyệt đối của một số nhập vào”””
if so >= 0:
return so
else:
return 0
# Đầu ra: 5
print(gia_tri_tuyet_doi(5))
# Đầu ra: 8
print(gia_tri_tuyet_doi(-8))
# Đầu ra: Giá trị tuyệt đối của số nhập vào
num=int(input(“Nhập số cần lấy giá trị tuyệt đối: “))
print (gia_tri_tuyet_doi(num))
Khi chạy code trên, ta được kết quả như sau:
5
8
Nhập số cần lấy giá trị tuyệt đối: -7
7
3. Phạm vi và thời gian tồn tại của các biến
Phạm vi của biến là đoạn chương trình mà ở đó biến được thừa nhận. Các tham số và biến được xác định bên trong một hàm khong thể “nhìn thấy” từ bên ngoài. Do đó, những biến và tham số này chỉ có phạm vi trong hàm.
Thời gian tồn tại của biến là khoảng thời gian mà biến đó xuất hiện trong bộ nhớ. Khi hàm được thực thi thì biến sẽ tồn tại.
Biến bị hủy khi chúng ta thoát khỏi hàm. Hàm không nhớ giá trị của biến trong những lần gọi hàm trước đó.
def ham_in():
x = 15
print(“Giá trị bên trong hàm:”,x)
x = 30
ham_in()
print(“Giá trị bên ngoài hàm:”,x)
Giá trị bên trong hàm: 15
Giá trị bên ngoài hàm: 30
Đây là những giới thiệu về Hàm trong Python, chương trình tin học lớp 10 được Trường THPT Sài Gòn sưu tập, Quý thầy cô và học sinh có thể tham khảo, vận dụng.