Tiếp nhận văn hóa Phương Tây – Truyền hình và phim ảnh

(Giáo dục địa phương lớp 10) Quá trình tiếp nhận văn hóa Phương Tây giai đoạn 1859 – 1975, có một lĩnh vực văn hóa mới được du nhập và được người dân Sài Gòn đón nhận nhiệt tình, đó là Truyền hình và phim ảnh – âm nhạc.

Truyền hình: Truyền hình tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1960 tại Sài Gòn, với sự xuất hiện của Đài Truyền hình Sài Gòn. Đến năm 1970, thì Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên.

Quá trình du nhập vào Việt Nam được bắt đầu từ miền Nam, cũng là chủ đề 3 giao lưu tiếp biến Văn hóa Nam bộ trong chương chình Giáo dục địa phương 10 của Trường THPT Sài Gòn, được giới thiệu và các em học sinh quan tâm tìm hiểu.

Ngoài truyền hình, có ca nhạc, phim ảnh: băng catsette, băng ghi hình (video) chứa đựng nội dung phim ảnh, ca nhạc, thông qua đó giúp người dân Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung được tiếp cận các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, các hoạt động kinh tế quốc tế trong và ngoài nước được cập nhật liên tục và truyền tải kịp thời. Truyền hình đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh, những lợi thế của từng địa phương, mỗi vùng miền và cả quốc gia ra bên ngoài thế giới.  văn hóa mới từ nước ngoài, của các quốc gia khác để mởi rộng sự hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Sự tiếp nhận và sử dụng truyền hình, video, catsette của người dân Nam bộ từng bước và trở thành công cụ để giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực: làm cho các quốc gia khác hiểu hơn về văn hóa Nam bộ và đời sống văn hóa của dân tộc VIệt Nam. Qua kênh truyền hình, các thông tin tuyên truyền đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, truyền hình đã truyền tải nhanh chóng, chính xác, kịp thời những quyết sách quan trọng, mang tính chiến lược tới mọi vùng miền của Tổ quốc.

Thông qua việc du nhập ở lĩnh vực truyền hình  cũng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu văn hoá và là kênh cung cấp các hoạt động giải trí cho người dân, góp phần làm phong phú các hoạt động thưởng thức văn hóa của người dân.

 

Sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống Truyền hình quốc gia: Năm 1966 Ban Tuyên giáo Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục thông tin vây dựng phương án xây dựng mạng lưới công nghệ vô tuyến truyền hình.  Ngày 4/1/1966, Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã ký quyết định thành lập “ Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam” để đẩy mạnh tuyên truyền  về cuộc chiến tranh chống Mỹ chính nghĩa của nhân dân Việt Nam thông qua các phim tài liệu, gửi ra phát sóng ở các đài truyền hình nước ngoài.

Quá trình du nhập truyền hình làm phong phú thêm món ăn tinh thần cho người dân cả nước; cùng với sự phát triển ngày nay của công nghệ mạng, vai trò của truyền hình – nét văn hóa du nhập vào nước ta vẫn phát huy vai trò quan trọng, thiết thực trong đời sống xã hội cũng như thực hiện mục tiêu tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, làm bạn với người già, là nguồn thông tin chính, hiệu quả ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế – khoa học có độ bao phủ chưa đồng đều với mặt bằng chung.

                                   Trịnh Quốc Vương, Th.s – Giáo viên trường THPT Sài Gòn

-->